(TH) - Đèo Cù Mông là một đèo ngắn nhưng hiểm trở nhất nhì Việt Nam. Đèo nằm trên quốc lộ 1, là ranh giới giữa hai tỉnh Phú Yên - Bình Định. Đèo cheo leo với nhiều đường nhiều dốc cùng vài khúc cua gấp, hai bên là núi cao vực thẳm - nơi Nam Trường Sơn cắt ngang ra biển giống như một sợi chỉ trắng vắt ngang triền núi.
Do có nhiều cảnh vật hoang sơ hùng vĩ, đèo Cù Mông trở thành một trong những cung đường nổi tiếng Phú Yên và là một trong năm con đèo được bình chọn là ngoạn mục với những cảnh đẹp lý thú thu hút rất nhiều du khách du lịch đến đây hằng năm.
Đèo cù Mông cũng là ranh giới giữa hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đèo Cù Mông nằm trên quốc lộ 1A, Chân đèo phía Bắc thuộc địa bàn phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Dulichgo
Chân đèo phía Nam thuộc xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Đèo nằm trên núi cũng có tên là Cù Mông; một phần của dãy Trường Sơn Nam, hay còn gọi là dãy Nam Sơn. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên và đi vào các tỉnh miền Nam Trung Bộ.
Đèo Cù Mông có chiều dài ngắn nhất Việt Nam với chỉ 7km, đỉnh cao 245m so với mực nước biển. Đèo có độ dốc hiểm trở 9%, hai bên là sườn núi cao hoặc vực thẳm.
Theo một vài tư liệu cũ, đèo Cù Mông chính là ranh giới của hai nước Đại Việt và Chiêm Thành ở gần cuối thế kỷ thứ 15. Huyền thoại về tên đèo Cù Mông còn được lưu giữ tới ngày nay là do thế núi nằm trải dài từ cao nguyên An Khê (Gia Lai) đổ ra biển, giống như con rồng nằm phủ phục mà đầu là xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu - Phú Yên) ra tới Gành Ráng (TP Quy Nhơn - Bình Định), đuôi níu giữ dãy Ngok Linh.
Dulichgo
Đèo Cù Mông mang trong mình bao giai thoại và các câu truyên từ xa xưa vọng về. Du khách tới đèo Cù Mông thi thoảng vẫn được các cụ ngâm câu ca dao :
“Tiếng ai than khóc nỉ non
Vợ chàng lính thú bên hòn Cù Mông”
Gốc tích của câu ca dao này có người nói rằng đó là một câu chuyện tình cảm động của người vợ tiễn chồng vào Nam đi lính đánh giặc. Họ chia tay nhau bên đèo Cù Mông. Tiếng khóc nỉ non của người phụ nữ phải xa chồng réo rắt mà ai oán. Cũng có người kể lại rằng đây là tiếng khóc của những người phụ nữ trong cuộc hành trình “Nam tiến”. thời bấy giờ núi non còn hiểm trở chưa có giao thông như bây giờ đi lại còn khó khan vất vả. Muốn đến được miền nam phải trèo đèo lội suối.
Thời bấy giờ ở Cù Mông núi non hiểm trở, dốc cao, hai bên là vách núi, nhiều thú dữ nên hầu như khi qua đây những người phụ nữ đều không thể qua đây được, một phần vì bệnh tật, một phần bỏ mạng vì đường gian nan nguy hiểm. thế nên ở đây đã xuất hiện những tiếng khóc ai oán. Nhiều đêm thanh tịnh ở đây xuất hiện những tiếng nỉ non, réo rắt theo tiếng gió nơi núi rừng heo hút càng bay xa khiến cho những tiều phu gan dạ nhất cũng không giám ở lại núi đèo này vào buổi đêm.
Để cho các linh hồn yên nghỉ người dân ở bên kia đèo( dân Bình Định) đã xây dựng một cái am gọi là am cô hồn. Từ đó về sau người ta hầu như không còn nghe thấy những tiếng khóc nỉ non này nữa.
Dulichgo
Đèo Cù Mông chạy dọc theo vách núi, phía bên kia là một thung lũng đứt gãy địa chất khá thẳng. Thế nên có thể nói đây là một con đèo tương đối thẳng nhất Việt Nam. Tuy cũng khá nguy hiểm nhưng đèo này vẫn luôn thu hút được khách du lịch tới đây hằng năm bởi vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ. Dọc hai bên đường đèo là núi rừng đại ngàn xanh mát rợp bóng mát xuống những con đường. Mùi hoa rừng tỏa hương thơm ngào ngạt thanh mát. Bạn có thể cảm nhận được bầu không khí thoáng đãng trong lành, tiếng chim hót véo von, thật thanh bình, mộc mạc khác xa với sự ồn ào, tấp nập nơi phố thị.
Cung đường đèo hiện nay rất đẹp. Có những đoạn quanh co khúc khuỷu có chút nguy hiểm nhưng đây lại là địa điểm check-in lý tưởng cho dân đi phượt. Chân đèo là nơi yên nghỉ của thi sỹ Hàn Mặc Tử.
Từ phía ngọn đèo Cù Mông xa xa bạn có thể ngắm nhìn những bãi biển với triền cát trắng mênh mông, cảm nhận hơi gió biển cuộn theo gió núi rừng đại ngàn mang một hương vị rất riêng, rất thú vị. Ngay trên ngọn đèo ấy du khách sẽ đi qua cổng trại phong Tuy Hòa, nơi được hình thành cách đây hơn 80 năm. Tới đây bạn có thể ghé vào thăm khu vườn hoa Hàn Mặc Tử nơi ông đã từng sống những ngày cuối đời. Vườn hoa như am hiểu thơ Hàn Mạc Tử đẹp như những vần thơ của ông. Đèo Cù Mông đẹp một cách thú vị, không khí trong lành thoáng đãng cuốn hút và níu chân khách du lịch khi tới nơi này.
Có lẽ Cù Mông là con đèo duy nhất ở Việt Nam có đến 3 tuyến quốc lộ vượt qua. Cù Mông là con đèo không phải để ngăn cách mà để xe duyên “Anh về Bình Định thăm cha, Phú Yên thăm mẹ Khánh Hòa thăm em” (Ca dao). Với núi cao, rừng thẳm và biển xanh, vùng đèo Cù Mông là điểm đến quý báu của ngành Du lịch. Tuy nhiên, cái còn quý hơn chính là lịch sử bi hùng của con đèo. Là nơi mà những vần thơ bất hủ của Hàn Mặc Tử luôn ngân vọng trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.
Dulichgo
Xa xa về phía Đông đèo là bán đảo Vĩnh Cửu với những dải cát trắng phau trải rộng tới tận biển. Về phía Nam là bán đảo Hải Phú với Hòn Tôm, mũi Ông Diên, hòn Nần… Giữa khung cảnh thơ mộng ấy là một chiếc cầu nhỏ: cầu Bình Phú vắt ngang qua đoạn hẹp nhất của đầm Cù Mông mở đầu cho đoạn quốc lộ 1D tránh đèo Cù Mông, nối thị trấn Sông Cầu với TP. Quy Nhơn.
Đến đây, du khách có thể bắt đầu gặp những cồn cát trắng mênh mông và những bãi biển đẹp, hoang sơ nhưng quyến rũ. Trên con đường ấy, ngay cửa ngõ của TP. Quy Nhơn du khách đi qua cổng trại phong Tuy Hòa, được xây dựng cách đây hơn 80 năm, nơi nhà thơ Hàn Mặc Tử đã sống trong những ngày cuối cùng. Sau khi ra đi, phần mộ của nhà thơ đã được xây dựng ở Ghềnh Ráng, nơi có bãi tắm Hoàng Hậu, một bãi tắm đẹp nhất Bình Định, bên cạnh căn nhà nghỉ mát do vua Bảo Đại xây dựng.
Dulichgo
Cù Mông với sự yên tĩnh và cảnh sắc môi trường sơ khai thuần khiết, một bầu không khí trong lành, mát mẻ luôn níu giữ bước chân du khách. Gò Cà dưới chân Cù Mông có một ngôi miếu xưa gọi là miếu Phò Giá Đại Vương, nằm ở phía Nam dãy Cù Mông thuộc địa phận xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu.
Phía bên dưới ngôi miếu Phò Giá Đại Vương có một vực rất sâu gọi là vực Linh Thiêng. Hàng năm cứ vào ngày mùng 9 tết dân làng đến cúng tế thần linh gọi là lễ cúng Khai Sơn. Lễ cúng thường là các chim thú bẫy được quanh vùng núi này. Sau khi cúng, tất cả chim thú dùng tế lễ đều được phóng sinh.
Du lịch, GO! tổng hợp từ internet
Do có nhiều cảnh vật hoang sơ hùng vĩ, đèo Cù Mông trở thành một trong những cung đường nổi tiếng Phú Yên và là một trong năm con đèo được bình chọn là ngoạn mục với những cảnh đẹp lý thú thu hút rất nhiều du khách du lịch đến đây hằng năm.
Đèo cù Mông cũng là ranh giới giữa hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đèo Cù Mông nằm trên quốc lộ 1A, Chân đèo phía Bắc thuộc địa bàn phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Dulichgo
Chân đèo phía Nam thuộc xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Đèo nằm trên núi cũng có tên là Cù Mông; một phần của dãy Trường Sơn Nam, hay còn gọi là dãy Nam Sơn. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên và đi vào các tỉnh miền Nam Trung Bộ.
Đèo Cù Mông có chiều dài ngắn nhất Việt Nam với chỉ 7km, đỉnh cao 245m so với mực nước biển. Đèo có độ dốc hiểm trở 9%, hai bên là sườn núi cao hoặc vực thẳm.
Theo một vài tư liệu cũ, đèo Cù Mông chính là ranh giới của hai nước Đại Việt và Chiêm Thành ở gần cuối thế kỷ thứ 15. Huyền thoại về tên đèo Cù Mông còn được lưu giữ tới ngày nay là do thế núi nằm trải dài từ cao nguyên An Khê (Gia Lai) đổ ra biển, giống như con rồng nằm phủ phục mà đầu là xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu - Phú Yên) ra tới Gành Ráng (TP Quy Nhơn - Bình Định), đuôi níu giữ dãy Ngok Linh.
Dulichgo
Đèo Cù Mông mang trong mình bao giai thoại và các câu truyên từ xa xưa vọng về. Du khách tới đèo Cù Mông thi thoảng vẫn được các cụ ngâm câu ca dao :
“Tiếng ai than khóc nỉ non
Vợ chàng lính thú bên hòn Cù Mông”
Gốc tích của câu ca dao này có người nói rằng đó là một câu chuyện tình cảm động của người vợ tiễn chồng vào Nam đi lính đánh giặc. Họ chia tay nhau bên đèo Cù Mông. Tiếng khóc nỉ non của người phụ nữ phải xa chồng réo rắt mà ai oán. Cũng có người kể lại rằng đây là tiếng khóc của những người phụ nữ trong cuộc hành trình “Nam tiến”. thời bấy giờ núi non còn hiểm trở chưa có giao thông như bây giờ đi lại còn khó khan vất vả. Muốn đến được miền nam phải trèo đèo lội suối.
Thời bấy giờ ở Cù Mông núi non hiểm trở, dốc cao, hai bên là vách núi, nhiều thú dữ nên hầu như khi qua đây những người phụ nữ đều không thể qua đây được, một phần vì bệnh tật, một phần bỏ mạng vì đường gian nan nguy hiểm. thế nên ở đây đã xuất hiện những tiếng khóc ai oán. Nhiều đêm thanh tịnh ở đây xuất hiện những tiếng nỉ non, réo rắt theo tiếng gió nơi núi rừng heo hút càng bay xa khiến cho những tiều phu gan dạ nhất cũng không giám ở lại núi đèo này vào buổi đêm.
Để cho các linh hồn yên nghỉ người dân ở bên kia đèo( dân Bình Định) đã xây dựng một cái am gọi là am cô hồn. Từ đó về sau người ta hầu như không còn nghe thấy những tiếng khóc nỉ non này nữa.
Dulichgo
Đèo Cù Mông chạy dọc theo vách núi, phía bên kia là một thung lũng đứt gãy địa chất khá thẳng. Thế nên có thể nói đây là một con đèo tương đối thẳng nhất Việt Nam. Tuy cũng khá nguy hiểm nhưng đèo này vẫn luôn thu hút được khách du lịch tới đây hằng năm bởi vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ. Dọc hai bên đường đèo là núi rừng đại ngàn xanh mát rợp bóng mát xuống những con đường. Mùi hoa rừng tỏa hương thơm ngào ngạt thanh mát. Bạn có thể cảm nhận được bầu không khí thoáng đãng trong lành, tiếng chim hót véo von, thật thanh bình, mộc mạc khác xa với sự ồn ào, tấp nập nơi phố thị.
Cung đường đèo hiện nay rất đẹp. Có những đoạn quanh co khúc khuỷu có chút nguy hiểm nhưng đây lại là địa điểm check-in lý tưởng cho dân đi phượt. Chân đèo là nơi yên nghỉ của thi sỹ Hàn Mặc Tử.
Từ phía ngọn đèo Cù Mông xa xa bạn có thể ngắm nhìn những bãi biển với triền cát trắng mênh mông, cảm nhận hơi gió biển cuộn theo gió núi rừng đại ngàn mang một hương vị rất riêng, rất thú vị. Ngay trên ngọn đèo ấy du khách sẽ đi qua cổng trại phong Tuy Hòa, nơi được hình thành cách đây hơn 80 năm. Tới đây bạn có thể ghé vào thăm khu vườn hoa Hàn Mặc Tử nơi ông đã từng sống những ngày cuối đời. Vườn hoa như am hiểu thơ Hàn Mạc Tử đẹp như những vần thơ của ông. Đèo Cù Mông đẹp một cách thú vị, không khí trong lành thoáng đãng cuốn hút và níu chân khách du lịch khi tới nơi này.
Có lẽ Cù Mông là con đèo duy nhất ở Việt Nam có đến 3 tuyến quốc lộ vượt qua. Cù Mông là con đèo không phải để ngăn cách mà để xe duyên “Anh về Bình Định thăm cha, Phú Yên thăm mẹ Khánh Hòa thăm em” (Ca dao). Với núi cao, rừng thẳm và biển xanh, vùng đèo Cù Mông là điểm đến quý báu của ngành Du lịch. Tuy nhiên, cái còn quý hơn chính là lịch sử bi hùng của con đèo. Là nơi mà những vần thơ bất hủ của Hàn Mặc Tử luôn ngân vọng trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.
Dulichgo
Xa xa về phía Đông đèo là bán đảo Vĩnh Cửu với những dải cát trắng phau trải rộng tới tận biển. Về phía Nam là bán đảo Hải Phú với Hòn Tôm, mũi Ông Diên, hòn Nần… Giữa khung cảnh thơ mộng ấy là một chiếc cầu nhỏ: cầu Bình Phú vắt ngang qua đoạn hẹp nhất của đầm Cù Mông mở đầu cho đoạn quốc lộ 1D tránh đèo Cù Mông, nối thị trấn Sông Cầu với TP. Quy Nhơn.
Đến đây, du khách có thể bắt đầu gặp những cồn cát trắng mênh mông và những bãi biển đẹp, hoang sơ nhưng quyến rũ. Trên con đường ấy, ngay cửa ngõ của TP. Quy Nhơn du khách đi qua cổng trại phong Tuy Hòa, được xây dựng cách đây hơn 80 năm, nơi nhà thơ Hàn Mặc Tử đã sống trong những ngày cuối cùng. Sau khi ra đi, phần mộ của nhà thơ đã được xây dựng ở Ghềnh Ráng, nơi có bãi tắm Hoàng Hậu, một bãi tắm đẹp nhất Bình Định, bên cạnh căn nhà nghỉ mát do vua Bảo Đại xây dựng.
Dulichgo
Cù Mông với sự yên tĩnh và cảnh sắc môi trường sơ khai thuần khiết, một bầu không khí trong lành, mát mẻ luôn níu giữ bước chân du khách. Gò Cà dưới chân Cù Mông có một ngôi miếu xưa gọi là miếu Phò Giá Đại Vương, nằm ở phía Nam dãy Cù Mông thuộc địa phận xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu.
Phía bên dưới ngôi miếu Phò Giá Đại Vương có một vực rất sâu gọi là vực Linh Thiêng. Hàng năm cứ vào ngày mùng 9 tết dân làng đến cúng tế thần linh gọi là lễ cúng Khai Sơn. Lễ cúng thường là các chim thú bẫy được quanh vùng núi này. Sau khi cúng, tất cả chim thú dùng tế lễ đều được phóng sinh.
Du lịch, GO! tổng hợp từ internet
Nhận xét
Đăng nhận xét