(BQN) - Đó là núi Thới Lới và Giếng Tiền, 2 trong 5 ngọn núi độc đáo hình thành từ dung nham núi lửa hàng nghìn năm trước ở huyện Lý Sơn.
Ngành VH-TT&DL tỉnh đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ di tích núi Thới Lới và Giếng Tiền, để UBND tỉnh trình Bộ VH-TT&DL công nhận di tích thắng cảnh cấp quốc gia.
Thới Lới hùng vĩ
Trên tàu cao tốc ra đảo Lý Sơn, từ xa du khách có thể nhìn thấy núi Thới Lới cao vút, cùng với những ngọn núi khác tạo dáng vẻ như đất đảo có hình thang cân. Núi Thới Lới cao so với mực nước biển khoảng 170m. Nhiều du khách đến Lý Sơn thường kháo nhau, nếu chưa chinh phục được đỉnh núi Thới Lới thì xem như chưa đến Lý Sơn.
Đường lên đỉnh núi nay đã được thảm nhựa. Du khách có thể đi xe máy vòng qua cung đường cheo leo, một bên núi, một bên biển trông thật nên thơ và hùng vĩ. Lên đến đỉnh núi, trong làn gió mát, du khách thỏa sức ngắm nhìn biển xa thấp thoáng những con tàu.
Dulichgo
Dưới chân núi là những ruộng tỏi, ruộng hành vuông vức nằm san sát nhau tạo nên những ô bàn cờ đa sắc màu.
Sắc màu của đất đỏ bazan pha trộn với cát trắng lấy từ biển để trồng tỏi, trồng hành và màu xanh của hoa màu tạo nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng. Nhìn chếch về phía đông bắc, cách cầu cảng chính gần 8km là di tích lịch sử chùa Hang- di tích văn hóa tâm linh của cư dân đất đảo.
Rảo chân đi trên đỉnh núi sẽ gặp một lòng chảo khổng lồ, đó là miệng núi lửa đã tắt từ nghìn năm trước, với vô số hình thù như nón, phễu, chóp, dạng bọt phong hóa, tro bụi núi lửa được xếp chồng lên nhau phơi trên bề mặt của núi.
GS.TS. Ibrahim Komoo (Malaysia)- Phó Chủ tịch Hiệp hội mạng lưới công viên địa chất toàn cầu khẳng định: “Đây là di sản có giá trị rất cao, nếu được kết hợp với những dấu tích của phun trào núi lửa ở đảo Bé, Bình Châu và các vùng phụ cận, thì di sản văn hóa này đã đủ các yếu tố, để trở thành công viên địa chất toàn cầu”.
Dulichgo
Từ lâu, miệng núi lửa trên đỉnh núi Thới Lới đã hình thành một hồ nước có dung tích lên đến 30.000m3 cung cấp nước ngọt cho cư dân đảo Lớn. Nơi đây có cột cờ Tổ quốc cao trên 20m. Đứng trên đỉnh núi Thới Lới, cùng với cảm nhận về sự nên thơ, hùng vĩ của thiên nhiên, trong mỗi người dâng trào tình yêu biển đảo của Tổ quốc.
Giếng Tiền nên thơ
Nếu núi Thới Lới toàn đá, tạo nên vẻ hùng vĩ giữa lòng biển, thì núi Giếng Tiền lại pha đất đỏ bazan, với nhiều cây cỏ xanh tốt tạo nên vẻ đẹp nên thơ. Mùa này, Lý Sơn trời nắng nóng như đổ lửa, nhưng đến chân núi đã cảm nhận được không khí mát dịu.
Bà Đỗ Thị Hảo (71 tuổi) có nhà nằm dưới chân núi Giếng Tiền thuộc thôn Tây, xã An Vĩnh cho biết: “Nhờ có rừng cây xanh tốt tạo nguồn sinh mạch mà giếng nước ở đồng Trũng cách núi chừng 30m không bao giờ cạn, thuận lợi cho người dân trồng hành, tỏi ”.
Theo các bậc cao niên, núi Giếng Tiền gắn liền với truyền thuyết cảm động về những hùng binh Hoàng Sa. Tương truyền rằng, ngày xưa khi những hùng binh Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ mà không trở về, người dân đất đảo phải nặn hình nhân thế mạng để chôn trong những ngôi mộ gió.
Dulichgo
Để làm hình nhân phải có đất sét, nên nhiều người đi tìm và phát hiện giữa núi lửa lại có một điểm toàn đất đỏ bazan, nhưng không một loài cây cỏ nào mọc được.
Nhiều người dân đất đảo cho là vùng đất thiêng, tinh khiết nhất, nên lấy đất đem về làm hình nhân. Có năm nắng nóng kéo dài, đất đảo khô hạn, dân trong vùng đào sâu trong lòng đất thì dòng nước ngọt tuôn ra, nên người dân đặt tên là Giếng Tiền.
Cứ sau tháng 10 âm lịch, đến mùa làm đất trồng tỏi, người dân đất đảo lại lên rìa núi Giếng Tiền lấy đất đỏ về làm lớp đất mặt kết hợp với cát biển có lẫn vỏ sò để trồng tỏi. Có lẽ đất đỏ ở núi Giếng Tiền đã góp phần làm cho tỏi Lý Sơn có hương vị thơm ngon.
Theo Mai Hạ (Báo Quảng Ngãi)
Du lịch, GO!
Ngành VH-TT&DL tỉnh đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ di tích núi Thới Lới và Giếng Tiền, để UBND tỉnh trình Bộ VH-TT&DL công nhận di tích thắng cảnh cấp quốc gia.
Thới Lới hùng vĩ
Trên tàu cao tốc ra đảo Lý Sơn, từ xa du khách có thể nhìn thấy núi Thới Lới cao vút, cùng với những ngọn núi khác tạo dáng vẻ như đất đảo có hình thang cân. Núi Thới Lới cao so với mực nước biển khoảng 170m. Nhiều du khách đến Lý Sơn thường kháo nhau, nếu chưa chinh phục được đỉnh núi Thới Lới thì xem như chưa đến Lý Sơn.
Đường lên đỉnh núi nay đã được thảm nhựa. Du khách có thể đi xe máy vòng qua cung đường cheo leo, một bên núi, một bên biển trông thật nên thơ và hùng vĩ. Lên đến đỉnh núi, trong làn gió mát, du khách thỏa sức ngắm nhìn biển xa thấp thoáng những con tàu.
Dulichgo
Dưới chân núi là những ruộng tỏi, ruộng hành vuông vức nằm san sát nhau tạo nên những ô bàn cờ đa sắc màu.
Sắc màu của đất đỏ bazan pha trộn với cát trắng lấy từ biển để trồng tỏi, trồng hành và màu xanh của hoa màu tạo nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng. Nhìn chếch về phía đông bắc, cách cầu cảng chính gần 8km là di tích lịch sử chùa Hang- di tích văn hóa tâm linh của cư dân đất đảo.
Rảo chân đi trên đỉnh núi sẽ gặp một lòng chảo khổng lồ, đó là miệng núi lửa đã tắt từ nghìn năm trước, với vô số hình thù như nón, phễu, chóp, dạng bọt phong hóa, tro bụi núi lửa được xếp chồng lên nhau phơi trên bề mặt của núi.
GS.TS. Ibrahim Komoo (Malaysia)- Phó Chủ tịch Hiệp hội mạng lưới công viên địa chất toàn cầu khẳng định: “Đây là di sản có giá trị rất cao, nếu được kết hợp với những dấu tích của phun trào núi lửa ở đảo Bé, Bình Châu và các vùng phụ cận, thì di sản văn hóa này đã đủ các yếu tố, để trở thành công viên địa chất toàn cầu”.
Dulichgo
Từ lâu, miệng núi lửa trên đỉnh núi Thới Lới đã hình thành một hồ nước có dung tích lên đến 30.000m3 cung cấp nước ngọt cho cư dân đảo Lớn. Nơi đây có cột cờ Tổ quốc cao trên 20m. Đứng trên đỉnh núi Thới Lới, cùng với cảm nhận về sự nên thơ, hùng vĩ của thiên nhiên, trong mỗi người dâng trào tình yêu biển đảo của Tổ quốc.
Giếng Tiền nên thơ
Nếu núi Thới Lới toàn đá, tạo nên vẻ hùng vĩ giữa lòng biển, thì núi Giếng Tiền lại pha đất đỏ bazan, với nhiều cây cỏ xanh tốt tạo nên vẻ đẹp nên thơ. Mùa này, Lý Sơn trời nắng nóng như đổ lửa, nhưng đến chân núi đã cảm nhận được không khí mát dịu.
Bà Đỗ Thị Hảo (71 tuổi) có nhà nằm dưới chân núi Giếng Tiền thuộc thôn Tây, xã An Vĩnh cho biết: “Nhờ có rừng cây xanh tốt tạo nguồn sinh mạch mà giếng nước ở đồng Trũng cách núi chừng 30m không bao giờ cạn, thuận lợi cho người dân trồng hành, tỏi ”.
Theo các bậc cao niên, núi Giếng Tiền gắn liền với truyền thuyết cảm động về những hùng binh Hoàng Sa. Tương truyền rằng, ngày xưa khi những hùng binh Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ mà không trở về, người dân đất đảo phải nặn hình nhân thế mạng để chôn trong những ngôi mộ gió.
Dulichgo
Để làm hình nhân phải có đất sét, nên nhiều người đi tìm và phát hiện giữa núi lửa lại có một điểm toàn đất đỏ bazan, nhưng không một loài cây cỏ nào mọc được.
Nhiều người dân đất đảo cho là vùng đất thiêng, tinh khiết nhất, nên lấy đất đem về làm hình nhân. Có năm nắng nóng kéo dài, đất đảo khô hạn, dân trong vùng đào sâu trong lòng đất thì dòng nước ngọt tuôn ra, nên người dân đặt tên là Giếng Tiền.
Cứ sau tháng 10 âm lịch, đến mùa làm đất trồng tỏi, người dân đất đảo lại lên rìa núi Giếng Tiền lấy đất đỏ về làm lớp đất mặt kết hợp với cát biển có lẫn vỏ sò để trồng tỏi. Có lẽ đất đỏ ở núi Giếng Tiền đã góp phần làm cho tỏi Lý Sơn có hương vị thơm ngon.
Theo Mai Hạ (Báo Quảng Ngãi)
Du lịch, GO!
Nhận xét
Đăng nhận xét