Chuyển đến nội dung chính

Rừng ông già bạt ngàn cây trăm tuổi

(DVO) - Cái tên gọi "Rừng ông già" luôn được các thế hệ người dân tộc Mông, bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La) nhắc đến như muốn nhắn nhủ thế hệ con cháu phải giữ lấy cánh rừng, giữ cho màu xanh cho quê hương.

< Một góc bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu hôm nay.

Con đường vào bản Lao Khô dài hơn 40 km, và phải mất hơn một giờ đồng hồ đi xe. Lao Khô nơi ghi những dấu ấn lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, có đài tưởng niệm bất diện dáng hình cánh hoa sen, hoa Chăm Pa đứng giữa núi rừng Lao Khô, tượng trưng mối tình đoàn kết anh em hai nước Việt Nam – Lào.

< Rừng của bà con dân tộc Mông bản Lao Khô.

Phát huy truyền thống cha ông, 113 hộ dân tộc Mông ở bản Lao Khô luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy ước hương ước bản làng.
Dulichgo
Những cánh xanh của bản vẫn còn nguyên sơ, ở đó những cây gỗ trăm tuổi vẫn hiên ngang trước nắng gió cùng người dân bản Lao Khô.

< Ông Tráng Lao Chính thường xuyên cùng dân bản trông giữ rừng Lao Khô.

Nói đến giữ rừng, phải nói đến những già làng của bản, những con người gương mẫu giữ rừng. Năm 2003 người cao tuổi của bản nhận bảo vệ rừng, từ đó đến nay ngày nào họ cũng phân lịch cho nhau để trông rừng, khi phát hiện phá rừng, kịp thời báo về ban quản lý bản để ngăn chặn. Tên gọi “Rừng ông già” có từ đó. Các già làng đã góp phần không nhỏ làm cho những khu rừng của bản không bị chặt phá.

< Người dân bản Lao Khô luôn ý thức bảo vệ rừng.

Ông Tráng Lao Chính, năm nay đã gần 70 tuổi, ông luôn khuyên bảo con cháu phải biết giữ lấy rừng cho bản làng.
Dulichgo
Ông Chính nói rằng, rừng là tài sản quý giá của bà con dân tộc Mông ở bản Lao Khô, rừng làm cho bầu không khí trong lành. Có rừng mới giữ được nguồn nước, giảm được xói mòn đất và hạn chế lũ quét. Người già, người lớn hiểu biết hơn thì phải bảo ban lớp trẻ không được phá rừng.

< Bà con bản Lao Khô đang kể với nhau những câu truyện giữ rừng.

Trò chuyện cùng anh Tráng Lao Khai, trưởng bản Lao khô, được biết, cả bản hiện có 7.770 ha rừng. Rừng được giao cho từng hộ bảo vệ. Bản lập  ra quy ước, hương ước bảo vệ rừng, tuyên truyền cho bà con không phá rừng làm nương rẫy.

Ngoài ra, bản còn vận động bà con chuyển những diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng rừng, không để đất trống đồi trọc.

< Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô.

Những hộ có nhu cầu làm nhà phải báo cáo với ban quản lý bản cho phép mới được chặt cây, lấy số lượng bao nhiêu là đủ, không được chặt cây tùy tiện, tránh việc người dân lợi dụng việc làm nhà khai thác gỗ về bán.
Dulichgo
Nhà nào con cháu lớn, lập gia đình muốn làm nhà ở riêng, bản tạo điều kiện cho lấy gỗ. Theo anh Khai, "bảo vệ rừng là bảo vệ cho mình nên bà con dân bản Lao Khô ai cũng chấp hành, nên rừng của bản giờ xanh và đẹp lắm".

< Đường về bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài được nâng cấp giúp nhân dân đi lại thuận tiện hơn.

Bà con bản Lao Khô hôm nay cuộc sống tuy con nhiều khó khăn, nhưng ý thức bảo rừng luôn được bà con chấp hành, không phá rừng làm nương, không tiếp tay cho lâm tặc…Để ổn định cuộc sống cho bà con, hàng năm Nhà nước cũng chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân, vì vậy người dân có thêm động lực bảo vệ rừng. Liên tục nhiều năm bản Lao Khô chưa có vụ phá rừng nào xảy ra.

Rời bản Lao Khô, chúng tôi tin rằng với ý thức cao trong quản lý bảo vệ rừng của người dân trong bản, những cánh rừng nơi đây sẽ luôn xanh mãi với thời gian.

Theo Quốc Định (Dân Việt)
Du lịch, GO!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đền Sri Thenday Yutthapani huyền bí giữa Sài Gòn

(TH) - S o với đền thờ thần Mariamman , đền Sri Thenday Yutthapani vắng vẻ hơn. Những người đến làm lễ đa phần là người Ấn Độ hoặc có gốc Ấn.  Nằm ở số 66 Tôn Thất Thiệp - Quận 1 - TP HCM, ngôi đền Sri Thenday Yutthapani (người Việt thường gọi là Chùa Ông) được trang mạng Shaivam của cộng đồng Hindu giáo quốc tế khen ngợi và ví như một trong những "kho báu" của đạo Hindu. Đây là ngôi đền có từ thập niên 1920, được cho là xây dựng lại trên nền của một ngôi đền Hindu đã được hành lập vào cuối thế kỷ 19 bởi những người Tamil đến Sài Gòn đầu tiên. Đền Sri Thenday Yutthapani mang kiến trúc điển hình của một ngôi đền Hindu giáo, với trung tâm là phòng thờ Thánh nằm ở chính điện. Ngôi đền này thờ thần Murugan - vị thần của chiến tranh, chiến thắng, trí tuệ và tình yêu. Murugan là con trai thần Shiva – một trong những vị thần tối cao của đạo Hindu, nổi tiếng với các cuộc chiến mà ông đã tiến hành chống lại thời đại của các Rishis. Dãy hành lang rộng rãi và tràn đầy ánh sáng mặt trời

Từ Phan Lý xưa đến Phan Rí Cửa nay

(BTO) - K hi đi tìm tư liệu về tổ chức hành chánh đầu tiên của huyện Hàm Tân - La Gi qua chặng đường hình thành 100 năm, tôi lại phát hiện thêm một sự kiện có tính lịch sử khá thú vị là ngày 18/2/1916 “Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Phan Rí (tỉnh Bình Thuận)”. < Không ảnh thị xã  Phan Rí xưa. Như vậy chỉ sau 18 năm, ngày thành lập thị xã Phan Thiết (1898) - thủ phủ của tỉnh Bình Thuận - lại cùng lúc với huyện Hàm Tân. Theo “Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 - 1918)” của Viện Sử học - 2003. Cũng cùng năm này, Toàn quyền Đông Dương quyết định chia tách và thành lập tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Từ đó tách hai địa lý Đà Lạt và Di Linh ra khỏi Bình Thuận... < Ghe chài ở cửa Phan Rí (ảnh xưa). Sự kiện thành lập thị xã Phan Rí được coi là khá sớm, chỉ sau thị xã Phan Thiết để thấy vị trí của thị xã này quan trọng như thế nào trong sự phát triển ở vùng đất phía Bắc tỉnh Bình Thuận. Dulichgo Năm 1832 khi lập tỉnh Bình Thuận, gồm có phủ Ninh Thuận (có Tuy

Sự tích dãy núi Cai Kinh

(DNTH) - N úi Cai Kinh thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Núi cao 600m. Sau này còn có tên núi là Mỏ Nhai. Địa danh Ải Chi Lăng nổi tiếng trong lịch sử VN nằm giữa một thung lũng hẹp ép giữa hai dãy núi: phía Đông là dãy núi đất Bảo Đài - Thái Họa và phía Tây là núi đá Cai Kinh dựng đứng. Tại đây cũng có những ngọn núi thấp rải rác dọc thung lũng và trấn ven đường cái quan như núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam khoanh kín trong lòng một ải quan dài 5 km, rộng khoảng 3 km. Ngày nay, nếu đi từ Hà Nội lên Lạng Sơn qua thị trấn Mẹt của huyện Hữu Lũng một chút, ta thấy một dãy núi cao sừng sững ở phía bên trái kéo dài suốt dọc đường quốc lộ 1A tới tận Chi Lăng, ăn sâu vào Bằng Mạc, giáp tận Bình Gia – Bắc Sơn trông rất hùng vĩ và hiểm trở, người dân vẫn gọi đó là dãy núi Cai Kinh. Nhưng tại sao dãy núi này lại có tên là Cai K
Du lịch © 2017. All Rights Reserved. DMCA.com for Blogger blogs
Internet Marketing cửa lưới chống muỗi | nước lavie | nước khoáng lavie | máy lọc nước | máy lọc nước gia đình | máy lọc nước công nghiệp | xây dựng thương hiệu trên facebook | dịch vụ chăm sóc fanpage | dịch vụ tăng like fanpage bán hàng | dịch vụ quảng cáo facebook | quảng cáo facebook | thiết kế website giá rẻ | thiết kế website hcm | thiết kế website | thiết kế web | thiet ke web | dịch vụ seo website | dịch vụ seo website | dịch vụ seo | dich vu seo | điêu khắc chân mày | phun chân mày | tản bột chân mày | điêu khắc chân mày | phun xăm mí mắt