(NSO) - Chụp ảnh tưởng như là vô hại nhưng ở một số nơi bạn có thể bị phạt tiền, tống giam hoặc tệ hơn nữa...
+ Hà Lan
Khu đèn đỏ là một địa điểm rất nổi tiếng với khách du lịch. Một tổ hợp nhà chứa xen kẽ các kênh rạch, cửa hàng cà phê được ví là đẹp như tranh vẽ.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương không hoan nghênh bạn chụp ảnh tại khu vực này, đặc biệt là chụp những cô gái mại dâm. Nếu lang thang với một chiếc máy ảnh ở khu vực này, bạn có thể bị lôi ra ngoài hoặc tệ hơn là có nguy cơ bị gây gổ.
+ Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia có nhiều quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Ở quốc gia này, bạn sẽ bị cấm chụp ảnh phụ nữ mà không có sự đồng ý của họ - ngay cả ở những nơi công cộng.
Dulichgo
Việc bỏ qua việc tuân thủ quy tắc này được coi là một hành động quấy rối tình dục và bị phạt 10 triệu won (8.800 USD) và thậm chí là phạt tới 5 năm tù giam.
+ Mỹ
Ở Mỹ, luật liên quan đến chụp ảnh thoải mái hơn nhiều so với ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể gặp rắc rối nếu chụp ảnh các tài sản cá nhân, nhà riêng.
Tốt nhất là bạn nên hỏi chủ nhân của tài sản đó. Và quan trọng nhất, luôn chú ý đến các biển cấm chụp ảnh, bởi nếu vi phạm bạn có thể bị khởi kiện.
+ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Ở UAE, chụp ảnh ở nơi cấm đoán có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 tháng và phạt 1.361 USD. Ở nhiều nơi, không được phép sử dụng máy ảnh vì những cấm đoán mê tín của người dân địa phương.
Dulichgo
Ngoài ra, bạn không thể chụp ảnh các tòa nhà chính phủ, một số cây cầu và một số cung điện.
+ Triều Tiên
Đây là quốc gia có luật lệ về chụp ảnh khắc nghiệt nhất trên thế giới. Bạn không được phép rời khỏi khách sạn mà không có hướng dẫn viên, và bạn cũng không thể chụp ảnh nếu không có sự đồng ý của người này.
Dulichgo
Khi chụp ảnh, bạn nhất thiết phải tránh các cơ sở quân đội, chính phủ hay thậm chí là gương mặt của người dân địa phương cũng bị hạn chế chụp Nếu không tuân thủ, bạn sẽ phải đối mặt với một khoản tiền phạt hoặc thậm chí tệ hơn như tù giam hay trục xuất.
+ Anh
Người Anh thường không thiện cảm lắm với những người "điên cuồng" chụp ảnh check in.
Bạn có thể chụp ảnh nghiệp dư gần như bất cứ nơi nào nhưng nhiếp ảnh thương mại đòi hỏi sự cho phép đặc biệt. Ví dụ, chụp thương mại ở Quảng trường Trafalgar và quảng trường Parliament Square chỉ có thể được thực hiện với sự cho phép của Thị trưởng London.
+ Nhật
Nhật Bản cấm chụp ảnh các đền thờ và pho tượng Phật nhất định. Người ta tin rằng chụp ảnh sẽ làm phiền các linh hồn ở chốn thâm nghiêm.
Dulichgo
Bạn nên tham khảo danh sách đầy đủ các địa điểm này trước khi du lịch, trong đó, có những địa điểm hoàn toàn nghiêm cấm chụp ảnh những một số khác lại chỉ cấm vào khoảng thời gian nhất định trong năm mà thôi.
+ Algeria
Đất nước này khá bảo thủ, đặc biệt là vùng phía nam. Bạn chỉ có thể chụp ảnh những người đàn ông sau khi có sự đồng ý của họ.
Phụ nữ chỉ được chụp ảnh khi có sự đồng ý của người chồng hoặc người cha, vì phụ nữ được coi là tài sản của họ. Ngoài ra, người ta còn nghiêm cấm chụp ảnh các cây cầu, đập nước và trụ sở quân sự.
Theo B.S (Ngôi Sao)
Du lịch, GO!
+ Hà Lan
Khu đèn đỏ là một địa điểm rất nổi tiếng với khách du lịch. Một tổ hợp nhà chứa xen kẽ các kênh rạch, cửa hàng cà phê được ví là đẹp như tranh vẽ.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương không hoan nghênh bạn chụp ảnh tại khu vực này, đặc biệt là chụp những cô gái mại dâm. Nếu lang thang với một chiếc máy ảnh ở khu vực này, bạn có thể bị lôi ra ngoài hoặc tệ hơn là có nguy cơ bị gây gổ.
+ Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia có nhiều quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Ở quốc gia này, bạn sẽ bị cấm chụp ảnh phụ nữ mà không có sự đồng ý của họ - ngay cả ở những nơi công cộng.
Dulichgo
Việc bỏ qua việc tuân thủ quy tắc này được coi là một hành động quấy rối tình dục và bị phạt 10 triệu won (8.800 USD) và thậm chí là phạt tới 5 năm tù giam.
+ Mỹ
Ở Mỹ, luật liên quan đến chụp ảnh thoải mái hơn nhiều so với ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể gặp rắc rối nếu chụp ảnh các tài sản cá nhân, nhà riêng.
Tốt nhất là bạn nên hỏi chủ nhân của tài sản đó. Và quan trọng nhất, luôn chú ý đến các biển cấm chụp ảnh, bởi nếu vi phạm bạn có thể bị khởi kiện.
+ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Ở UAE, chụp ảnh ở nơi cấm đoán có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 tháng và phạt 1.361 USD. Ở nhiều nơi, không được phép sử dụng máy ảnh vì những cấm đoán mê tín của người dân địa phương.
Dulichgo
Ngoài ra, bạn không thể chụp ảnh các tòa nhà chính phủ, một số cây cầu và một số cung điện.
+ Triều Tiên
Đây là quốc gia có luật lệ về chụp ảnh khắc nghiệt nhất trên thế giới. Bạn không được phép rời khỏi khách sạn mà không có hướng dẫn viên, và bạn cũng không thể chụp ảnh nếu không có sự đồng ý của người này.
Dulichgo
Khi chụp ảnh, bạn nhất thiết phải tránh các cơ sở quân đội, chính phủ hay thậm chí là gương mặt của người dân địa phương cũng bị hạn chế chụp Nếu không tuân thủ, bạn sẽ phải đối mặt với một khoản tiền phạt hoặc thậm chí tệ hơn như tù giam hay trục xuất.
+ Anh
Người Anh thường không thiện cảm lắm với những người "điên cuồng" chụp ảnh check in.
Bạn có thể chụp ảnh nghiệp dư gần như bất cứ nơi nào nhưng nhiếp ảnh thương mại đòi hỏi sự cho phép đặc biệt. Ví dụ, chụp thương mại ở Quảng trường Trafalgar và quảng trường Parliament Square chỉ có thể được thực hiện với sự cho phép của Thị trưởng London.
+ Nhật
Nhật Bản cấm chụp ảnh các đền thờ và pho tượng Phật nhất định. Người ta tin rằng chụp ảnh sẽ làm phiền các linh hồn ở chốn thâm nghiêm.
Dulichgo
Bạn nên tham khảo danh sách đầy đủ các địa điểm này trước khi du lịch, trong đó, có những địa điểm hoàn toàn nghiêm cấm chụp ảnh những một số khác lại chỉ cấm vào khoảng thời gian nhất định trong năm mà thôi.
+ Algeria
Đất nước này khá bảo thủ, đặc biệt là vùng phía nam. Bạn chỉ có thể chụp ảnh những người đàn ông sau khi có sự đồng ý của họ.
Phụ nữ chỉ được chụp ảnh khi có sự đồng ý của người chồng hoặc người cha, vì phụ nữ được coi là tài sản của họ. Ngoài ra, người ta còn nghiêm cấm chụp ảnh các cây cầu, đập nước và trụ sở quân sự.
Theo B.S (Ngôi Sao)
Du lịch, GO!
Nhận xét
Đăng nhận xét