Chuyển đến nội dung chính

Chuyện làng Đê Chơgang giỗ lãnh tụ Tây Sơn

(DVO) - Chuyện làng Đê Chơgang giỗ lãnh tụ Tây Sơn Nguyễn Nhạc chí ít đến nay cũng đã hơn 200 năm, đặc biệt việc cúng giỗ đã diễn ra một thời gian dài dưới triều Nguyễn, bất chấp mọi sự cấm đoán khắc nghiệt của vương triều này, quả là một điều lạ.

Sau khi nhà Tây Sơn mất cơ đồ, lãnh tụ Tây Sơn - Nguyễn Nhạc được một ngôi làng dân tộc Ba Na, bất chấp sự cấm đoán gắt gao của triều đình nhà Nguyễn, vẫn làm lễ cúng giỗ ông hàng năm và duy trì cho đến tận bây giờ. Đó là làng Đê Chơgang, xã Phú An, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai.

Ngôi làng “rặt cách mạng”

Đê Chơgang là một ngôi làng đặc biệt – một ngôi làng mà theo cách nói của đồng bào là “rặt cách mạng”. Trong cái làng đặc biệt này, gia đình Đinh Chiêm lại là một gia đình đặc biệt, vì chú ông – Đinh Tanh, là người cộng sản đầu tiên của làng. Kế đến là cha ông, rồi chú út ông đều lần lượt tham gia cách mạng và hy sinh anh dũng. Bản thân ông Đinh Chiêm cũng tham gia cách mạng và bị địch bắt tù đày. Cũng bởi vậy mà có thể xem ông như một cuốn sử sống của ngôi làng đặc biệt này…
Dulichgo
Đinh Chiêm kể rằng, theo lời ông bà truyền lại thì ngày đó Đê Chơgang chỉ có vẻn vẹn chừng 13 nóc nhà. Giữa thăm thẳm rừng già, một hôm có một người Kinh bất chợt ghé làng. Ông nói mình tên là Nhạc, đi tìm mua trầu rừng và bảo người Đê Chơgang tìm về đổi lấy muối, dao. Theo phong tục với người có tuổi, người ta gọi ông bằng bok (bác). Từ việc lấy trầu, người ta ăn thử rồi quen và tục ăn trầu của người Ba Na cũng bắt đầu từ đó…

Đường mà Nguyễn Nhạc vào làng Đê Chơgang và các làng (trong huyện Kon Chro bây giờ) phải qua suối Chơ Ngao. Bên suối có một tảng đá rất bằng, hình dạng trông tựa chiếc ngai. Bên cạnh còn có một cây vối và cây bồ đề rất lớn tỏa bóng rợp cả một khu đất rộng. Nguyễn Nhạc thường ngồi lên tảng đá này nghỉ chân.

Người Đê Chơgang lúc đầu ngỡ ông đi buôn, nhưng rồi càng ngày càng thấy nhiều người Kinh theo và làm nhiều việc lạ. Họ đắp một cái thành đất trong An Khê. Nguyễn Nhạc lại kết anh em với hai người Ba Na là T’luc, T’ri. Rồi mấy mùa rẫy sau, bỗng nghe bok Nhạc trở thành Vương, hai em làm tướng. Nghe nói Yang hiện ra trên núi Mò O bảo thế, người Ba Na đi xem rất đông…
Dulichgo
Làm ông Vương nhưng Nguyễn Nhạc vẫn hay vào làng với một người vợ người Ba Na tên là Yă Đố. Càng tin, người các làng đều đi lính cho ông. Làng có một bà tên là Ngư đi nấu cơm cho lính của ông. Cái giếng bà lấy nước sau này người Kinh gọi là giếng Thu Ngư, bây giờ dấu tích vẫn còn…

Di tích “Đá Ông Nhạc”

Chuyện làng Đê Chơgang giỗ lãnh tụ Tây Sơn Nguyễn Nhạc chí ít đến nay cũng đã hơn 200 năm, đặc biệt việc cúng giỗ đã diễn ra một thời gian dài dưới triều Nguyễn, bất chấp mọi sự cấm đoán khắc nghiệt của vương triều này, quả là một điều lạ. Dẫu vậy thì ngay cả những nghiên cứu lịch sử địa phương đến nay cũng chưa thấy ai đề cập đến…

Khi đem quân về dưới xuôi, Nguyễn Nhạc cho làng Đê Chơgang 2 khẩu hỏa nổ để đuổi voi và dặn nếu ông chết thì cúng cho ông, nếu làm lễ đâm trâu thì nên 3-5 năm một lần. Năm nào nhiều lúa, giàu thì cúng; năm ít lúa và ai nghèo thì thôi….
Dulichgo
Qua rất nhiều mùa rẫy sau đó Yă Đố mới trở lại và nói rằng bok Nhạc đã mất. Làng Đê Chơgang thương tiếc đâm một con trâu để cúng. Từ đó, cứ mỗi tháng 5 hàng năm khi việc nương rẫy đã rỗi, làng lại tổ chức cúng giỗ tại tảng đá xưa kia ông ngồi (gọi là Đá Ông Nhạc). Lễ vật là một con heo, một ghè rượu kèm bánh tráng, nhang đèn… Vào dịp này, 2 ông em kết nghĩa người Ba Na cũng được làm giỗ với lễ vật là 1 con gà, 1 ghè rượu (làm nhỏ hơn vì họ là em)… Người làng nói rằng, ngày xưa cứ xong lễ giỗ, đến khuya nhìn ra lại thấy các lùm cây xung quanh chiếc ghế đá phát sáng và văng vẳng tiếng reo hò… Nhưng đáng buồn là những năm gần đây cũng bởi đất chật người đông, dân bên thị xã đã chặt hết cây cối, biến suối Chơ Ngao thành ruộng lúa, dù “Đá Ông Nhạc” đã được Nhà nước cấp bằng công nhận Di tích…

Theo Ngọc Tấn (Dân Việt)
Du lịch, GO!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đền Sri Thenday Yutthapani huyền bí giữa Sài Gòn

(TH) - S o với đền thờ thần Mariamman , đền Sri Thenday Yutthapani vắng vẻ hơn. Những người đến làm lễ đa phần là người Ấn Độ hoặc có gốc Ấn.  Nằm ở số 66 Tôn Thất Thiệp - Quận 1 - TP HCM, ngôi đền Sri Thenday Yutthapani (người Việt thường gọi là Chùa Ông) được trang mạng Shaivam của cộng đồng Hindu giáo quốc tế khen ngợi và ví như một trong những "kho báu" của đạo Hindu. Đây là ngôi đền có từ thập niên 1920, được cho là xây dựng lại trên nền của một ngôi đền Hindu đã được hành lập vào cuối thế kỷ 19 bởi những người Tamil đến Sài Gòn đầu tiên. Đền Sri Thenday Yutthapani mang kiến trúc điển hình của một ngôi đền Hindu giáo, với trung tâm là phòng thờ Thánh nằm ở chính điện. Ngôi đền này thờ thần Murugan - vị thần của chiến tranh, chiến thắng, trí tuệ và tình yêu. Murugan là con trai thần Shiva – một trong những vị thần tối cao của đạo Hindu, nổi tiếng với các cuộc chiến mà ông đã tiến hành chống lại thời đại của các Rishis. Dãy hành lang rộng rãi và tràn đầy ánh sáng mặt trời

Từ Phan Lý xưa đến Phan Rí Cửa nay

(BTO) - K hi đi tìm tư liệu về tổ chức hành chánh đầu tiên của huyện Hàm Tân - La Gi qua chặng đường hình thành 100 năm, tôi lại phát hiện thêm một sự kiện có tính lịch sử khá thú vị là ngày 18/2/1916 “Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Phan Rí (tỉnh Bình Thuận)”. < Không ảnh thị xã  Phan Rí xưa. Như vậy chỉ sau 18 năm, ngày thành lập thị xã Phan Thiết (1898) - thủ phủ của tỉnh Bình Thuận - lại cùng lúc với huyện Hàm Tân. Theo “Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 - 1918)” của Viện Sử học - 2003. Cũng cùng năm này, Toàn quyền Đông Dương quyết định chia tách và thành lập tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Từ đó tách hai địa lý Đà Lạt và Di Linh ra khỏi Bình Thuận... < Ghe chài ở cửa Phan Rí (ảnh xưa). Sự kiện thành lập thị xã Phan Rí được coi là khá sớm, chỉ sau thị xã Phan Thiết để thấy vị trí của thị xã này quan trọng như thế nào trong sự phát triển ở vùng đất phía Bắc tỉnh Bình Thuận. Dulichgo Năm 1832 khi lập tỉnh Bình Thuận, gồm có phủ Ninh Thuận (có Tuy

Sự tích dãy núi Cai Kinh

(DNTH) - N úi Cai Kinh thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Núi cao 600m. Sau này còn có tên núi là Mỏ Nhai. Địa danh Ải Chi Lăng nổi tiếng trong lịch sử VN nằm giữa một thung lũng hẹp ép giữa hai dãy núi: phía Đông là dãy núi đất Bảo Đài - Thái Họa và phía Tây là núi đá Cai Kinh dựng đứng. Tại đây cũng có những ngọn núi thấp rải rác dọc thung lũng và trấn ven đường cái quan như núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam khoanh kín trong lòng một ải quan dài 5 km, rộng khoảng 3 km. Ngày nay, nếu đi từ Hà Nội lên Lạng Sơn qua thị trấn Mẹt của huyện Hữu Lũng một chút, ta thấy một dãy núi cao sừng sững ở phía bên trái kéo dài suốt dọc đường quốc lộ 1A tới tận Chi Lăng, ăn sâu vào Bằng Mạc, giáp tận Bình Gia – Bắc Sơn trông rất hùng vĩ và hiểm trở, người dân vẫn gọi đó là dãy núi Cai Kinh. Nhưng tại sao dãy núi này lại có tên là Cai K
Du lịch © 2017. All Rights Reserved. DMCA.com for Blogger blogs
Internet Marketing cửa lưới chống muỗi | nước lavie | nước khoáng lavie | máy lọc nước | máy lọc nước gia đình | máy lọc nước công nghiệp | xây dựng thương hiệu trên facebook | dịch vụ chăm sóc fanpage | dịch vụ tăng like fanpage bán hàng | dịch vụ quảng cáo facebook | quảng cáo facebook | thiết kế website giá rẻ | thiết kế website hcm | thiết kế website | thiết kế web | thiet ke web | dịch vụ seo website | dịch vụ seo website | dịch vụ seo | dich vu seo | điêu khắc chân mày | phun chân mày | tản bột chân mày | điêu khắc chân mày | phun xăm mí mắt