(QBĐT) - Làng Cảnh Dương (xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) là một làng thuần ngư. Với bề dày truyền thống hơn 350 năm lập làng, vẫn giữ gìn được điệu hát ru “bôồng bôổng bôồng bôồng” mang âm hưởng sóng biển trầm hùng của riêng những người đàn ông vạn chài dạn dày nắng gió; làn điệu chèo cạn “mặn mà biển xanh” ở mái đình làng biển trong những lễ hội cầu ngư, nghề làm ruốc biển, làm nước mắm nức tiếng xa gần; nhưng ấn tượng hơn cả vẫn là tập tục xin lửa đêm 30 Tết.
Khởi thủy tục lấy lửa đêm 30 Tết ở Cảnh Dương bắt nguồn từ những ngày lênh đênh đánh cá trên biển lớn. Bão gió, tàu bè bấp bênh khiến ngư dân ít khi giữ được trọn vẹn ngọn lửa ngoài khơi xa trong những chuyến đánh bắt hải sản.
Vì thế việc ới nhau giữa sóng to gió lớn với bạn thuyền để xin lửa là chuyện thường ngày. Người Cảnh Dương quan niệm, ngọn lửa tựa như vị thần tốt bụng có thể đem lại may lành, no ấm.
Tục lấy lửa chính là một tín ngưỡng tốt đẹp của bà con làng chài để kính nhớ tổ tiên, mang ánh sáng của những người đã khuất về độ trì cho con cháu trong năm mới. Từ thuở khai canh, ông cha họ đã đốt một đống lửa giữa làng vào thời khắc giao thời và gọi mọi người đến cung kính lấy về.
Con em trong làng đi xa cũng luôn hướng về lễ tục xin lửa đêm 30 Tết ở quê nhà. Còn những người lập gia đình cách làng hàng chục cây số vẫn tề tựu về bên đống lửa linh thiêng để cùng vui hội với chòm xóm.
Dulichgo
Nhằm chu tất nghi lễ xin lửa, trước đây, sau Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp), làng cử những thanh niên trai tráng, chưa lấy vợ, đi lên rừng đốn những cây gỗ dẻ to chất thành từng đống trước sân đình làng.
Chiều 30 Tết, đích thân ban tế lễ do những bậc cao niên đức cao vọng trọng đứng ra chuẩn bị hương án trong đình. Đến đêm, toàn bộ dân làng đều tập trung đông đủ. Dụng cụ lấy lửa là một cây bùi nhùi đã chuẩn bị kỹ từ những ngày đầu tháng Chạp.
Khi ba hồi trống được gióng dài lên, tục xin lửa chính thức bắt đầu. Đại diện ban tế lễ đến trước hương án, thắp hương, chấp tay khấn vái các vị khai canh, khai khẩn, các anh linh của làng năm mới ban cho sóng yên biển lặng, cá tôm đầy dư, ruốc mắm thơm dày.
Mọi người đều cung kính hướng lên hương án, nghiêm trang nguyện cầu cho bản thân và gia đình. Vị cao niên minh mẫn nhất trong làng có con cháu khỏe mạnh, ngoan ngoãn, đủ trai đủ gái sẽ là người cầm bó nhang châm vào lửa hương đang cháy trong lư.
Dulichgo
Khi hương đã cháy nghi ngút tựa như một ngọn đuốc, cụ bước ra châm vào đống củi dẻ trước sân đình, vài giây sau ngọn lửa bốc lên cao ngút, soi sáng từng khuôn mặt tươi tắn, soi tỏ cả không gian rộng lớn của đêm 30 linh thiêng, ấm cúng.
Tục xin lửa trong đêm 30 Tết của làng biển Cảnh Dương là một nghi lễ mang tâm thức kính cẩn ở một thời điểm ngắn ngủi quý giá chuyển giao năm cũ sang năm mới, nên ai nấy đều ngầm bảo nhau khẩn trương theo thứ tự châm bùi nhùi lấy lửa rồi rước đuốc về nhà.
Dulichgo
Lửa thiêng đình làng về đến từng hộ dân trở thành tài sản tâm linh hết sức quý báu. Ngọn lửa từ bùi nhùi được châm cháy để nhen bếp nấu bánh chưng, nấu lễ dâng cúng tổ tiên. Ngọn lửa ấy cũng được gìn giữ suốt 3 ngày Tết để thắp hương bàn thờ, để mưu cầu tài lộc trong năm mới. Nét văn hóa độc đáo của người dân làng biển Cảnh Dương này còn là cội rễ của ý thức hướng về nguồn cội, với mong muốn các thế hệ con cháu hãy giữ mãi nếp sống tốt đẹp này để báo đáp ân đức tiền nhân cũng như củng cố tinh thần đoàn kết trong cộng đồng làng xã ngày một khăng khít và tương trợ lẫn nhau hơn.
Theo Nguyễn Tiến Dũng (Quảng Bình online)
Du lịch, GO!
Khởi thủy tục lấy lửa đêm 30 Tết ở Cảnh Dương bắt nguồn từ những ngày lênh đênh đánh cá trên biển lớn. Bão gió, tàu bè bấp bênh khiến ngư dân ít khi giữ được trọn vẹn ngọn lửa ngoài khơi xa trong những chuyến đánh bắt hải sản.
Vì thế việc ới nhau giữa sóng to gió lớn với bạn thuyền để xin lửa là chuyện thường ngày. Người Cảnh Dương quan niệm, ngọn lửa tựa như vị thần tốt bụng có thể đem lại may lành, no ấm.
Tục lấy lửa chính là một tín ngưỡng tốt đẹp của bà con làng chài để kính nhớ tổ tiên, mang ánh sáng của những người đã khuất về độ trì cho con cháu trong năm mới. Từ thuở khai canh, ông cha họ đã đốt một đống lửa giữa làng vào thời khắc giao thời và gọi mọi người đến cung kính lấy về.
Con em trong làng đi xa cũng luôn hướng về lễ tục xin lửa đêm 30 Tết ở quê nhà. Còn những người lập gia đình cách làng hàng chục cây số vẫn tề tựu về bên đống lửa linh thiêng để cùng vui hội với chòm xóm.
Dulichgo
Nhằm chu tất nghi lễ xin lửa, trước đây, sau Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp), làng cử những thanh niên trai tráng, chưa lấy vợ, đi lên rừng đốn những cây gỗ dẻ to chất thành từng đống trước sân đình làng.
Chiều 30 Tết, đích thân ban tế lễ do những bậc cao niên đức cao vọng trọng đứng ra chuẩn bị hương án trong đình. Đến đêm, toàn bộ dân làng đều tập trung đông đủ. Dụng cụ lấy lửa là một cây bùi nhùi đã chuẩn bị kỹ từ những ngày đầu tháng Chạp.
Khi ba hồi trống được gióng dài lên, tục xin lửa chính thức bắt đầu. Đại diện ban tế lễ đến trước hương án, thắp hương, chấp tay khấn vái các vị khai canh, khai khẩn, các anh linh của làng năm mới ban cho sóng yên biển lặng, cá tôm đầy dư, ruốc mắm thơm dày.
Mọi người đều cung kính hướng lên hương án, nghiêm trang nguyện cầu cho bản thân và gia đình. Vị cao niên minh mẫn nhất trong làng có con cháu khỏe mạnh, ngoan ngoãn, đủ trai đủ gái sẽ là người cầm bó nhang châm vào lửa hương đang cháy trong lư.
Dulichgo
Khi hương đã cháy nghi ngút tựa như một ngọn đuốc, cụ bước ra châm vào đống củi dẻ trước sân đình, vài giây sau ngọn lửa bốc lên cao ngút, soi sáng từng khuôn mặt tươi tắn, soi tỏ cả không gian rộng lớn của đêm 30 linh thiêng, ấm cúng.
Tục xin lửa trong đêm 30 Tết của làng biển Cảnh Dương là một nghi lễ mang tâm thức kính cẩn ở một thời điểm ngắn ngủi quý giá chuyển giao năm cũ sang năm mới, nên ai nấy đều ngầm bảo nhau khẩn trương theo thứ tự châm bùi nhùi lấy lửa rồi rước đuốc về nhà.
Dulichgo
Lửa thiêng đình làng về đến từng hộ dân trở thành tài sản tâm linh hết sức quý báu. Ngọn lửa từ bùi nhùi được châm cháy để nhen bếp nấu bánh chưng, nấu lễ dâng cúng tổ tiên. Ngọn lửa ấy cũng được gìn giữ suốt 3 ngày Tết để thắp hương bàn thờ, để mưu cầu tài lộc trong năm mới. Nét văn hóa độc đáo của người dân làng biển Cảnh Dương này còn là cội rễ của ý thức hướng về nguồn cội, với mong muốn các thế hệ con cháu hãy giữ mãi nếp sống tốt đẹp này để báo đáp ân đức tiền nhân cũng như củng cố tinh thần đoàn kết trong cộng đồng làng xã ngày một khăng khít và tương trợ lẫn nhau hơn.
Theo Nguyễn Tiến Dũng (Quảng Bình online)
Du lịch, GO!
Nhận xét
Đăng nhận xét